Trong các thiết bị y tế thường sử dụng kèm các loại pin. Bài viết này nhằm giới thiệu các loại pin thông dụng khi thiết bị bị chai pin, mình cũng có chút kiến thức để chọn lựa loại pin cho phù hợp.
-
Pin Zinc carbon – Điện áp 1,5V :
Đây là loại Pin đã có từ rất lâu. Pin Carbon kẽm có giá rất rẻ. Đây là lựa chọn tốt cho các thiết bị tiêu thụ ít điện năng (đèn pin và đồ chơi). Các loại Pin trong bước sản xuất như Pin con thỏ, con ó … thường thuộc loại này. Do có nội trở cao, bạn không sử dụng loại Pin này cho các thiết bị máy ảnh được. Pin có thể duy trì cho các thiết bị có dòng nhỏ như đồ chơi, bảng điều khiển. Chú ý rằng, nếu dùng lâu mà không kiểm tra, dung dịch điện phân trong Pin có thể sẽ chảy ra phá hỏng các tiếp điểm gá pin, nếu chảy vào mạch điện, có thể gây chập, hỏng mạch. Nên kiểm tra thường xuyên 2 – 3 tháng hoặc thay luôn khi thấy có hiện tượng vỏ pin ẩm hoặc phồng (có thể pin vẫn còn cung cấp được điện, nhưng nếu để dùng tiếp, pin sẽ chảy). Mức tự xả của pin tròn carbon kẽm tối đa là 4%/năm.
-
Pin Alkaline (Pin kiềm) – Điện áp 1,5V :
Có thể mua được Pin loại này khá dễ dàng. Nếu bạn dùng với máy ảnh số thì thời gian sử dụng sẽ ngắn. Tuy vậy với giá rẻ Pin Alkaline vẫn là lựa chọn của nhiều người. Pin Alkaline có chất lượng tốt trên thị trường do các hãng danh tiếng như Fuji hay Duracell sản xuất. Khi sử dụng điện áp và khả năng chịu tải của Pin Alkaline giảm dần dần. Nhờ vậy người dùng có thể nhận biết được thời điểm hết Pin. Pin Alkaline có nội trở nhỏ, khả năng chịu tải cao, có thể bảo quản trong nhiều năm, suy yếu trung bình 2%/năm. Pin có thể sử dụng tốt cho những thiết bị tiêu thụ dòng nhỏ như đồng hồ treo tường hoặc điều khiển các loại như Tivi, điều hòa … Chú ý về Pin như Pin Carbon kẽm.
-
Niken Cadimi (Ni – Cd) – Điện áp 1,2V :
Ni – Cd có nội trở nhỏ do đó rất phù hợp khi dùng với máy ảnh số, đèn flash … Pin này có số lần sạc lại nhiều lần, lên đến 1000 lần, tuy nhiên bạn phải cẩn thận khi sử dụng vì pin Ni – Cd rất độc.
Một trong số các yếu điểm của pin Ni – Cd là điện thế giảm đột ngột ở cuối chu kỳ xả. Sự giảm đột ngột này không nhanh bằng pin Ni – MH nhưng thấy rõ so với pin Alkaline. Vì vậy, để tránh “cái chết đột ngột” này bạn nên có pin dự phòng khi đi xa hay làm những việc quan trọng.
Một đặc điểm Ni–Cd là hiệu ứng nhớ (memory effect). Đây là hiện tượng suy giảm tuổi thọ nhanh chóng nếu không sử dụng pin đúng cách. Hiện tượng này được giải thích như sau : khi bạn sạc pin Ni–Cd với dòng sạc nhỏ hoặc dùng pin không kiệt đã sạc lại thì một số hợp chất hóa học sẽ tích tụ ở cực âm của pin. Nếu bạn tiếp tục sạc kiểu này, các hợp chất tích tụ ngày càng nhiều thêm và làm giảm khả năng tích lũy năng lượng. Cách tốt nhất để tránh hiện tượng này là dùng pin cho đến hết hay xả trước khi sạc. Các bộ sạc pin Ni–Cd tốt thường có nút bấm để xả pin rồi tự động sạc khi điện áp tụt đến mức thấp nhất.
-
Pin Ni–MH (Nickel Metal Hidride) – Điện áp 1,2V :
Pin Ni – MH dạng “AA” có thể dùng với hầu như tất cả các thiết bị đang dùng pin Alkaline và Ni–Cd. Pin Ni–MH có khả năng lưu trữ năng lượng tốt và nội trở nhỏ. Đây là lựa chọn phổ biến vì pin Ni–MH có hiệu ứng nhớ ít hơn Ni–Cd và dung lượng pin cao hơn hai lần pin Ni–Cd. Với pin này bạn có thể sạc bất cứ lúc nào mà không cần phải xả pin. Tuy nhiên nếu dùng liên tục trong tình trạng đó, pin vẫn bị chai. Ngoài ra nó có thể bị hỏng vì nhiệt nếu sạc quá lâu. Bạn nên sử dụng bộ sạc pin chất lượng cao. Có điều khiển tự động để tránh điều này. Khi mua pin Ni–MH, bạn nên mua các loại có dung lượng cao (cỡ 1800 mAh trở lên). Trên thị trường bạn có thể mua pin Ni–MH của các hãng như Sanyo, Panasonic, Sony … có dung lượng 2000 – 2500 mAh với giá khoảng 14.000 – 25.000 đ/vỉ 4 viên cỡ AA, một lưu nữa nà không nên dùng sạc của pin Ni–Cd cho pin Ni–MH để tránh cháy, nổ pin nhất là khi dùng bộ sạc nhanh. Sau khi sạc hãy bỏ pin khỏi bộ sạc để tránh hao điện trong pin.
-
Pin silver oxide (oxit bạc) – Điện áp 1,5V :
Đôi khi ta thấy Pin này có điện áp 6V hoặc 12V. Đó là do có nhiều pin nhỏ nối tiếp ở bên trong. Pin này hoạt động được trong môi trường nhiệt độ thấp, nội trở nhỏ và có khả năng chịu tải xung.
Pin Silver có độc tính cao không thông dụng do giá rất đắt. Bạn có thể thấy loại pin này trong một số loại đồng hồ, máy trợ thính, và các máy ảnh tiêu thụ ít năng lượng. Ngoài ra, do Pin khi hết không chảy nước nên rất được ưa chuộng khi gắn trực tiếp lên các bo mạch như Pin CMOS trong máy vi tính.
Cấu tạo pin Silver Oxide :
Dưới đây là cấu tạo cơ bản các thành phần trong pin Silver Oxide :
-
Pin Lithium–Ion (Li–Ion) – Điện áp 3,7V:
Pin Li–Ion hiện nay được sử dụng nhiều trong các thiết bị cao cấp như điện thoại di động, PDA, máy ảnh đắt tiền và máy tính xách tay …nó có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn pin Ni–Cd và Ni–MH trên cùng một dung tích, nhưng cũng đắt hơn nhiều do công nghệ chế tạo và chất liệu được sử dụng. Trong mỗi viên pin Li–Ion thường có mạch điều khiển quá trình sạc và bảo vệ pin. Một khối pin máy tính xách tay có thể có nhiều viên Pin (cell) ghép lại để có được điện áp và dòng đủ lớn. Ví dụ pin có điện áp 14,8V tức là có 4 viên Pin 3,7V ghép nối tiếp nhau (4 cells)
Pin Li–Ion suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể bạn dùng hay không dùng nó. Vì vậy khi mua pin bạn cần được đảm bảo rằng pin mới được sản xuất. Bạn có thể sạc pin bất cứ lúc nào, đầy hay hết không quan trọng nhưng Pin sẽ giảm chất lượng sau mỗi lần sạc. Đó là lý do tại sao các chương trình kiểm tra pin (Battery monitoring) trên máy tính xách tay đếm cả số lần sạc pin. Thường thì tuổi thọ của Pin khoảng 500 lần sạc, nhưng khi đó Pin chỉ còn 20 – 30% dung lượng so với ban đầu.
Cách nối các Cell trong các khối Pin:
Khi ta cần nguồn có điện áp lớn hơn, lúc đó ta sẽ cần mắc nối tiếp, song song hoặc phối hợp cả hai để tạo ra một nguồn điện có điện áp và dòng cung cấp lớn hơn. Khi mắc nối tiếp, ta sẽ được điện áp bằng điện áp mỗi viên nhân với tổng số cell. Khi ta mắc song song thì điện áp giữ nguyên nhưng dòng cung cấp sẽ bằng dòng của 1 cell nhân với tổng số cell.
Người ta không thể lắp các cell các loại hoặc có điện áp và dòng khác nhau trên một bộ nguồn, vì khi đó sẽ tạo ra các dòng nội sinh gây tổn hao, thậm chí hỏng cell.
Bên trong cell (Li–Ion):
Dưới đây là cấu trúc bên trong của một viên Pin (Cell) Li–Ion. Đây là loại cell đang được dùng phổ biến nhất trong đa số các Pin của máy tính xách tay hiện nay.
-
Pin Lithium – Polymer (Li–Po) – Điện áp 3,7V:
Là thế hệ pin mới và cũng đắt tiền nhất nên chỉ xuất hiện trong các thiết bị PDA và điện thoại di động cao cấp. Pin Li–Po có chất điện phân dạng rắn khác với điện phân lỏng như hầu hết các loại pin khác và nhà sản xuất có thể chế tạo pin Li–Po với bất kỳ hình dạng nào. Như Pin theo hình bên là Pin cho PDA Sony NR70V. Pin chỉ có chiều dày 2mm. Đựng trong túi Polymer và có dòng cung cấp tới 1200 mAh.
Pin Li–Po nhẹ và có khả năng lưu trữ năng lượng nhiều hơn bất kỳ loại pin nào kể trên vì vậy rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến trong các thiết bị cầm tay hiện nay. Các chú ý về cách sử dụng cũng như các đặc tính Pin này cũng như Pin Li-Ion.
-
20 ưu điểm của pin Li-Ion so với NiMH:
- Độ tự xả thấp (trừ phi so với các loại pin NiMH mới như Eneloop hoặc các loại NiMH có ghi rõ độ tự xả thấp – LSD)
- Số lần sạc nhiều hơn.
- Phù hợp với kiểu sử dụng của các máy quay phim, chụp ảnh (hoặc các thiết bị cần sạc đầy khi dùng chưa hết)
- Độ tự xả không đổi trong đời pin (độ tự xả của pin NiMH tăng dần khi dùng)
- Mật độ năng lượng trên khối lượng cao hơn
- Mật độ năng lượng trên kích cỡ cao hơn (pin tiểu AA không tiện cho các thiết bị phim ảnh nhỏ gọn, còn pin đũa AAA thì không đủ dung lượng)
- Số tấm chụp trên năng lương (WH) nhiều hơn
- Chụp nhanh, đặc biệt khi dùng flash
- Tiện khi thay thế và sạc so với pin AA (không có nhiều khe, cục để phải lưu tâm)
- Hoạt động tốt trong môi trường lạnh
- Hoạt động tốt trong môi trường nhiệt độ cao
- Thiết bị sử dụng pin Li-Ion bền hơn là thiết bị sử dụng pin AA nói chung (thường có tấm cài pin đóng mở, chịu lực)
- Pin Li-Ion có thể giữ nguyên trong các thiết bị ít khi sử dụng.
- Pin Li-Ion có mạch bảo vệ bên trong chứ không dựa vào sạc.
- Bộ báo/định dòng chính xác được gắn trong hầu hết các thiết bị Li-Ion, các thiết bị dùng pin NiMH chỉ báo được pin sắp hết.
- Pin Li-Ion không nguy cơ/nguy hiểm khi lắp ngược cực
- Pin Li-Ion không bị vấn đề khi có cục/cell vô dụng
- Không cần các cục phải khớp dung lượng
- Pin sạc và sạc đi theo thiết bị.
- Sạc nhỏ và nhẹ hơn
-
8 ưu điểm của pin NiMH so với Li-Ion:
- Bộ Li-Ion là dùng riêng, bạn không thể thay giữa chừng thay bằng pin AA, bạn không có pin dự trữ, và không có nguồn AC hay DC để sạc
- Đời pin dài hơn
- Sạc nhanh hơn (dù sạc nhiều giảm tuổi thọ pin)
- Pin AA luôn sẵn có, trong khi các cụ Li-Ion thì không phổ biến và có thể bị ngừng sản xuất.
- Nhiều thiết bị với pin AA và AAA có thể dùng chung pin và sạc (mặc dù cũng có các sạc Li-Ion có thể sạc nhiều loại pin khi sử dụng bộ chuyển)
- Pin tiểu NiMH (AA) có thể sạc từ cổng USB 5V, trong khi các cục Li-Ion (7.4V) thì không thể.
- Bạn có thể mua pin NiMH giá tốt ở nhiều cửa hàng, nhưng với Li-Ion thì phức tạp hơn nhiều.
- Đèn flash và máy quay có thể dùng chung loại pin.