Bằng Điện não đồ, các nhà Não học đã ghi nhận được những loại điện thế (action potentials) từ bên trong các tế bào của não (neurons) phát ra và truyền đi trong trục thần kinh não (axon). Dạng điện này được gọi là Sóng Não.
Có tất cả 4 loại dạng sóng não mang tần số: Beta, Alpha, Theta, và Delta
Các trạng thái cơ thể khác nhau sẽ xuất hiện các dạng sóng khác nhau
1. Sóng Beta:
-
Ý nghĩa:
C. Maxwell Cade, người Anh, là người đã thiết lập mô thức Hồi đáp sinh học(biofeedback) đầu tiên, định nghĩa Beta như :
“Nhịp tỉnh táo bình thường của não kết hợp với hoạt động suy nghĩ hay hoạt động chú ý, tập chú vào thế giới bên ngoài hay giải quyết những vấn đề cụ thể. Sức mạnh của tín hiệu gia tăng bởi lo âu và giảm bởi sự hoạt động cơ bắp.”
“The normal waking rhythm of the brain associated with active thinking or active attention, focussing on the outside world or solving concrete problems. The strength of the signal is increased by anxiety and reduced by muscular activity.”
-
Đặc tính:
Sóng này được đo từ 14 đến 30 Hz trong mỗi giây.
“Hz” là ký hiệu được dùng để chỉ đơn vị tần số tương đương với chu kỳ 1 giây đồng hồ.
Nó là chữ viết tắt của từ “Hertz.”
Từ Hertz là tên của nhà vật lý người Đức: Heinrich Hertz (1857-1894).
Vào thế kỷ 19, ông là người đầu tiên đã khám phá ra sóng ánh sáng phát ra từ radio. Các nhà đo điện não đồ dùng tên của ông để chỉ khoảng cách của sóng não trong một giây đồng hồ.
Đặc tính của sóng não Beta là nói lên những mức độ cao của tiến trình nhận thức bằng suy luận, bằng suy nghĩ phức tạp, và bằng những sự phân biệt dây dưa sâu sắc của ý thức thông qua sự nói thầm trong não, hoặc sự tưởng tượng về đối tượng hay chủ đề mà ta đương thực hành.
Sóng Beta thường nhanh, không đều, tương ứng với tâm lý còn nhiễu động, não bộ còn mang nhiều suy nghĩ, ưu phiền, lo lắng.
-
Điều kiện xuất hiện:
Sóng não Beta được kết hợp với sự gia tăng huyết áp và tăng gia sự biến đổi hóa học bên trong cơ thể để cung cấp nhu cầu Năng lượng cho cơ thể (metabolism).
Dạng sóng này nói lên trạng thái hoạt động nội tâm cao như sóng biển dậy lên ào ạt từng đợt liên tục. Sóng não Beta được tính từ 14 đến 30 Hz mỗi giây.
2. Sóng Alpha:
-
Ý nghĩa:
Sóng não Alpha tượng trưng cho tâm tạm dừng lại vì nó có nương vào một đối tượng. Sóng não Alpha tượng trưng cho Tâm lắng dịu, tinh thần trong trạng thái thư giãn, nhưng chưa thực sự yên lặng như sóng não Theta. Sóng này thưa hơn sóng Beta; trung bình từ 9 đến 13 Hz trong 1 giây. Đặc tính của sóng não Alpha có lời nói thầm, nhưng không có đối thoại thầm lặng bên trong.
Sóng Alpha thường luôn ổn định, nhịp chậm hơn và biên độ ngang rộng hơn nhiều, biểu hiệu nhiều năng lực hơn.
-
Điều kiện xuất hiện:
Điều kiện làm phát sóng Alpha là khi ta dùng ý thức để tập trung vào một đối tượng.
3. Sóng Theta:
-
Ý nghĩa:
Sóng não Theta có tần số từ 4 đến 8 Hz trong mỗi giây. Đây là trạng thái Tâm tĩnh lặng sâu hay thư giãn sâu.
Hành Thiền, Tọa thiền, Thiền định trong trạng tĩnh lặng, yên lặng, trạng thái thư giãn. Thí dụ, thư giãn lưỡi, thư giãn thần kinh mặt, sóng Alpha xuất hiện trước, sau đó là sóng Theta này.
4. Sóng Delta:
-
Ý nghĩa:
Sóng Delta biên độ cao, tần số từ 3 đến 4 Hz hay thấp hơn là từ 1 đến3 Hz trong mỗi giây. Nếu nhìn lên trên màn máy vi tính, ta sẽ thấy sóng Delta có dạng như sợi chỉ gần như thẳng.
Trong lúc ngủ say, trạng thái yên lặng não bộ đi vào trạng thái “hôn mê” trong tĩnh lặng và khi hệ thống cơ cấu mạng lưới (Reticular Formation) không nhận tín hiệu từ bên ngoài vào, như tình trạng mất cảm giác (anesthesia) cũng tạo ra sóng não Delta. Hoặc người ngủ say, hay hôn mê (coma), sóng não Delta tuy cũng xuất hiện, nhưng nhận thức không lời không có mặt.
5. Hiện tượng Điện trong vỏ Bán Cầu Đại Não và các loại Sóng Não:
Các tế bào thần kinh trong vỏ não các bán cầu đại não cũng như các tế bào trong các cấu trúc khác của hệ thần kinh trung ương có khả năng phát điện khi chúng bị kích thích hoặc có các xung động từ các tế bào thần kinh khác truyền đến.
Trong vỏ não có rất nhiều synapse, ở đây cũng phát sinh điện thế hưng phấn và ức chế sau synapse.
Sự tổng cộng các điện thế tế bào và điện thế synapse sẽ tạo ra điện thế tổng hợp được biểu diễn bằng các dao động điện thế. Nếu ta đặt lên bề mặt vỏ não hay da đầu hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta có thể ghi các dao động điện. Ðường ghi các dao động điện từ vỏ não được gọi là điện não đồ (electroencephalogram), đúng hơn là điện vỏ não đồ.
6. Các chuyển đạo của điện não đồ:
Muốn ghi dòng điện não, ta nối 2 điện cực đặt ở 2 điểm nào đó với cần ghi của máy. Mỗi đường ghi được gọi là một chuyển đạo. Các điện cực có thể đặt trên da đầu, xương sọ, màng não hoặc trong tổ chức của não. Nhưng thông thường nhất là đặt trên da đầu.
Có 2 loại chuyển đạo:
- Chuyển đạo đơn cực: Một điện cực được đặt ở vùng có hoạt động điện não cần thăm dò, điện cực kia là điện cực trung tính được đặt ở dái tai hoặc mũi.
- Chuyển đạo song cực: Cả 2 điện cực đều là cực thăm dò, chúng được đặt ở vùng có hoạt động điện não cần thăm dò.
Do vỏ não rộng, cần thăm dò nhiều nên điện não có gần 100 chuyển đạo. Ðể dễ đọc và dễ ghi, người ta chia các chuyển đạo này ra làm các chương trình. Mỗi chương trình có 8, 12 hoặc 18 chuyển đạo. Mỗi chuyển đạo ứng với một vùng vỏ não nhất định. Vì vậy, những biến đổi bất thường của sóng điện não ở một chuyển đạo nào đó sẽ gợi ý cho ta nghi ngờ một tổn thương ở vùng não tương ứng.
7. Sóng điện não:
- Cách xác định sóng điện não. Ðể xác định các loại sóng điện não, ta phải dựa vào các tiêu chuẩn: Tần số của sóng: bao nhiêu chu kỳ/giây. Biên độ của sóng: hay là điện thế của sóng (tính bằng μV).Vị trí xuất hiện của sóng: ở vùng nào của vỏ não. Hình dạng của sóng. Các điều kiện làm sóng xuất hiện (mở mắt, thở sâu…). Các điều kiện làm sóng thay đổi.
- Các loại sóng điện não.Căn cứ vào các tiêu chuẩn ở trên, người ta chia các sóng điện não ra làm 4 loại:
– Sóng α,Có các tiêu chuẩn sau đây: Tần số khoảng 8 – 13 chu kỳ/giây. Biên độ hoặc điện thế khoảng 20 – 50μV. Xuất hiện nhiều ở vùng chẩm và vùng thái dương. Các sóng thường đi thành từng tập hợp có biên độ cao dần rồi giảm dần theo dạng hình thoi. Các tập hợp xuất hiện 2 – 3 giây/lần.
– Sóng α biến mất khi mở mắt (kích thích ánh sáng). Nếu nhắm mắt, sẽ xuất hiện trở lại.
– Sóng β. Tần số nhanh > 14 chu kỳ/giây. Biên độ thấp, khoảng 5 – 20μV. Xuất hiện ở vùng trán, vùng Rolando và cả vùng thái dương. Khi căng thẳng thần kinh (lo lắng, suy nghĩ, kích thích…), sóng β xuất hiện nhiều.
Vì vậy, sóng β còn được gọi là sóng hoạt động của não. Xuất hiện nhiều khi mở mắt (kích thích ánh sáng). Khi đang ghi điện não đồ, nếu cho bệnh nhân chuyển từ trạng thái nhắm mắt sang mở mắt, các sóng β sẽ biến mất và xuất hiện sóng β (gọi là phản ứng ngừng trệ với ánh sáng hay phản ứng Berger dương tính).
– Sóng θ. Tần số 4 – 7 chu kỳ/giây.Biên độ khoảng 50μV. Thường xuất hiện ở vùng thái dương.Sóng θ chỉ có ở trẻ < 10 tuổi, trên 10 tuổi vẫn có thể còn nhưng ít. Ở người trưởng thành, sóng θ chỉ xuất hiện khi ngủ, nếu thức vẫn có sóng θ là bất thường.
– Sóng Δ. Tần số chậm < 3,5 chu kỳ/giây. Biên độ rất cao 100 μV.Chỉ có ở trẻ < 2 tuổi và người lớn khi ngủ. Trên 2 tuổi, khi thức nếu có sóng Δ là bất thường.
Sức Khỏe Vàng