Ngày nay, ở Việt nam, việc thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh đã và đang trở nên là nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Monitor là thiết bị theo dõi các thông số sinh học chứa những thông tin về bệnh lý bao gồm: Điện tim ECG, nhịp tim HR, nhịp thở RESP, nhịp mạch PR, nồng độ ôxy bão hòa SpO2, huyết áp không thiệp NIBP, nhiệt độ cơ thể TEMP. Làm thế nào để sử dụng thiết bị cho đúng cách và đạt được hiệu quả cao khi sử dụng? Bài viết này giới thiệu một vài điểm lưu ý trong quá trình sử dụng Monitor theo dõi bệnh nhân.
1. Sự khác biệt về màu trên các điện cực đo điện tim?
Có 02 loại mã màu khác nhau trên các điện cực đo điện tim. Một loại trong đó được qui định từ International Electrotechnical Commission IEC và một loại khác từ American Heart Association AHA. Những bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào điện cực R (RA) để biết được dây đo điện tim theo mã màu nào, với màu đỏ theo IEC hay màu trắng theo AHA.
2. Tại sao thông số đo trên màn hình thay đổi chậm ?
Màn hình hiển thị các thông số đo trên các monitor thường thay đổi trị số rất chậm vì thông thường monitor được sử dụng để quan sát bệnh nhân trong thời gian dài, và một vài thông số đo lại phải được cập nhật update vào bộ nhớ (trend) nên trong monitor có hệ thống cập nhật số liệu đo với một khoảng thời gian định trước, cứ cách một khoảng thời gian định trước monitor sẽ cập nhật . Thường giá trị mặc định này là 5 giây. Giá trị này cũng có thể thay đổi được bởi người sử dụng (setup máy).
3. Các ghi chú về việc đo SpO2:
Khi đo thông số SpO2, thường gặp các rắt rối là giá trị đo không ổn định được. Sau đây là các bước kiểm tra cơ bản để khắc phục.
- Kiểm tra kết nối sensor với monitor: Sensor phải được cắm tốt vào thiết bị, thông thường đầu cắm sensor có khóa để giữ dây sensor, nhưng có vài loại monitor, sensor chỉ có jắc cắm vào máy và không có khoá giữ dây , nên có thể dễ dàng bị rời ra khỏi máy khi bệnh nhân rung động hay di chuyển.
- Kiểm tra vị trí đặt sensor: Kiểm tra bề mặt da ngón tay chổ đặt sensor phải sạch và khô, móng tay bệnh nhân có bị dơ hay không, bệnh nhân có sử dụng móng tay giả (artificial nails) hay không.
- Kiểm tra dòng máu chảy đến ngón tay: Kiểm xem tay áo bệnh nhân có làm ngăn chận mạch máu hay không.
- Kiểm xem bóng hơi đo huyết áp có cùng trên cánh tay đang đặt sensor oximeter hay không? Điều này ít người biết đến nhiều, vì theo nguyên lý đo huyết áp, bóng sẽ được bơm và xả hơi theo chu kỳ đo, và điều này làm ngăn chận sự lưu thông máu đi tới các ngón tay. Nếu sensor đo SpO2 lại đặt trên ngón tay trên cánh tay này thì sai số sẽ xảy ra vì sensor không bắt được nhịp mạch máu, và monitor sẽ báo động liên tục.
- Thông thường còn lại phải cần lưu ý đến khi sử dụng loại sensor loại băng dán (taped sensor) không được lỏng lẻo khi dán lên bề mặt da, và không được sử dụng nhiều lần, vì keo trên băng chỉ sử dụng dán có một lần thôi.
4. Tại sao vẫn không đo được Huyết áp cho dù đã kiểm tra dây nối?
Khi gặp trường hợp không đo được huyết áp, người ta kiểm tra xem bóng hơi có gắn tốt đường ống hơi vào monitor hay không? Nếu được gắn tốt nhưng vẫn không đo được, các kỹ thuật viên cần lưu ý các điểm sau:
– Xem bóng hơi có được bơm lên hay không, lúc này quan sát nhanh giá trị áp lực trên màn hình, chúng ta thấy rằng giá trị này sẽ tăng dần lên đến trị số tới hạn đặt trước (thường là 160 mmHg). Nếu quan sát thấy giá trị này không tăng dần hay bị dừng lại, nghi ngờ là bóng hơi bị thủng.
– Trường hợp bóng hơi được bơm lên đến giá trị tới hạn, và được xã hơi ra, chúng ta quan sát tốc độ xã hơi này. Nếu giá trị áp lực tuột nhanh, thì cũng không thể dò được trị số huyết áp của bệnh nhân, nghi ngờ là phải cần chỉnh lại van xả hơi của mạch đo huyết áp. Tốc độ xả hơi phải chậm tương đối, khoảng 2 số đo trên 1 giây là tối ưu.
5. Nói thêm về Telemetry:
Các khối trong bộ module phát là khuếch đại ECG, dao động FM, mạch nhân tần số, và khuếch đại công suất sóng radio (RF power amplifier).
Tín hiệu ECG của bệnh nhân khoảng 1 mV hay nhỏ hơn và có bề rộng phổ (bandwidth) từ 0,05 đến 100Hz, được khuếch đại tới mức 3 volts để áp tới tần dao động FM. Để có được điều này, mạch khuếch đại phải có độ lợi từ 500 đến 3000 lần phụ thuộc vào từng thiết kế.
Mạch phát FM không phát ra tần số cố định hoàn toàn, nhưng tần số này biến đổi với biên độ của tín hiệu điều chế ( trong trường hợp này là sóng ECG). Khi không có tín hiệu ECG nhập vào, tần số của dao động FM sẽ giữ cố định.
Tần số dao động thông thường được thiết kế có tần số nhỏ hơn tần số sóng mang. Một mạch nhân tần có nhiệm vụ gia tăng tần số này lên bội số lần để đưa tới tầng khuếch đại công suất RF phát sóng.
Sửa chữa hệ thống telemetry:
Hệ thống telemetry cũng giống như các hệ thống điện tử khác, thỉnh thoảng cũng bị hư hỏng. Điều dưỡng, nhân viên cấp cứu hay các bác sĩ có thể làm một vài thao tác để kiểm tra những hỏng hóc chủ yếu. Đầu tiên, các điện cực bệnh nhân và dây dẫn phải được nối vào bộ phát. Sau đó pin sạc (thông thường hư hỏng) phải được thay thế bằng loạt pin mới.
Đối với nhân viên kỹ thuật , sử dụng máy đo trường (Field strength meter) hay một máy thu VHF/UHF có thể điều chỉnh được tần số bắt sóng để dò xem tín hiệu có được phát ra từ module telemetry hay không. Đối với hư hỏng trong bộ thu trong monitor phải cần sử dụng máy phát sóng FM (FM generator) phát ra tần số sóng mang tương ứng và sóng vuông tần số thấp để biến điệu. Tín hiệu phát ra từ máy phát sóng FM phải đảm bảo có thể dao động sai lệch 25KHz.
Nhưng thông thường, các hỏng hóc trên hệ thống telemetry lại dễ dàng tìm ra vì chỉ có xảy ra các sai lỗi nhỏ như hư công tắc, gẫy đầu nối pin nguồn hay hư linh kiện phát sóng công suất (Transistor cao tần).
6. Tại sao đời sống của bình trong monitor càng giảm?
Tùy theo loại bình accu được gắn bên trong monitor mà chúng ta quyết định thủ tục nạp như thế nào, với một chế độ nạp điện tối ưu thì mới có khả năng đảm bảo đời sống của bình trong máy. Có các loại bình trong máy hiện nay:
– Bình accu chì.
– Bình Niken Cadminum.
– Bình Niken Metal Hydride.
Thông thường bình sẽ được nạp ở 2 chế độ :
- Quick charge: đây là chế độ sạc nhanh, thời gian sạc chỉ khoảng từ 2 đến 3 giờ thì bình sẽ nạp đủ năng lượng. Dòng sạc khoảng 0,3 lần tổng dung lượng bình
- Normal charge: đây là chế độ sạc bình thường, thời gian sạc là 14 giờ. Dòng sạc khoảng 0,1 lần tổng dung lượng bình. Dòng sạc bình thường được điều khiển bởi một mạch nạp trong nguồn cung cấp monitor và rất ổn định. Thời gian sạc cũng sẽ được khống chế bởi mạch này.
Nhiều monitor có chế độ nạp đặc biệt cần lưu ý, ban đầu bình được nạp với chế độ nạp nhanh, sau khoảng thời gian nào đó monitor chuyển sang chế độ nạp bình thường. ta cần lưu ý loại nạp này, bình sẽ được nạp đầy trong khoảng 8 giờ nạp. Nếu ta ngắt điện monitor ngay sau khi kết thúc việc nạp nhanh, thì dung lượng bình sẽ có rất ít, do đó thời gian sử dụng sẽ ngắn. Đối với bình Ni Cad thì cách làm trên sẽ làm giảm khả năng lưu trữ của bình, vì loại bình Ni Cad này có khuyết điểm là nhớ thời gian tái nạp. Các bình loại khác không có khuyết điểm đó.
Tuy nhiên , nhiều monitor hiện nay được thiết kế với những mạch nạp tinh vi, điều khiển việc nạp tự động hoàn toàn không cần sự kiểm soát từ người sử dụng.
7. Lắp đặt giấy in nhiệt như thế nào?
Nhiều nhân viên khi tháo lắp giấy in lần đầu, nhất là khi thay giấy thường lúng túng trong việc phải nhận diện bề mặt nào là bề mặt cảm nhiệt. Chúng ta biết rằng trên giấy in nhiệt, lớp hoá chất phủ cảm nhiệt chỉ có ở 1 mặt giấy, và khó phân biệt với bề mặt còn lại. Kinh nghiệm là chúng ta dùng 1 nguồn nhiệt nhẹ nào đó (thí dụ như đầu điếu thuốc, diêm…) hơ nhẹ từng bề mặt. Bề mặt nào bị thay đổi màu nhiều nhất chính là bề mặt có phủ hoá chất.
Việc lắp giấy mới vào trong monitor cũng cần lưu ý là làm sao đặt giấy vào đầu in nhiệt dễ dàng, kinh nghiệm cho thấy khi cần lắp giấy mới, nên cắt đầu giấy in thành hình nhọn đầu, do đó giấy sẽ dễ vào khe đầu in hơn. Sau khi đã vào một ít giấy, ta cần nhấn nút Feed hay Rec để máy in tự cuộn giấy vào.
8. Lưu ý khi sử dụng monitor để quan sát bệnh nhân lâu dài?
Khi dùng monitor quan sát bệnh nhân trong phòng ICU. Nhất thiết phải hoạt động monitor lâu dài. Với những monitor dùng đèn CRT để hiển thị, ta cần phải giảm tối thiểu độ sáng của màn hình, nhưng với lượng đủ quan sát, vì nếu không màn hình sẽ bị đốt cháy (burn) và in vết trên màn hình phốtpho. Monitor KENZ 2016 còn có một tính năng hay hơn hẵn là có tính năng Sleep (ngủ), cho chế độ này hoạt động màn hình CRT của Kenz sẽ tự động tắt, nhưng monitor vẫn hoạt động và nhất là vẫn cảnh báo thường xuyên. Đối với màn hình LCD hay LED không nhất thiết phải nghiêm ngặt nhiều, nhưng để bảo vệ màn hình lâu dài chúng ta cũng phải cần chỉnh độ sáng màn hình nhỏ xuống khi hoạt động monitor về đêm.
Sức Khỏe Vàng